Đăng nhập
ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG - KHƠI NGUỒN TRÍ TUỆ - CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
Gia sư Vật lý Gia sư Toán học cấp 2 và 3 Gia sư Giải toán trên mạng lớp 6 Gia sư Địa lý Gia sư Anh văn Nguyễn Thị Thảo- Dạy tiếng Anh cho học sinh từ cấp 1 đến cấp 3, ôn thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp. Huỳnh Thị Hồng Nhung -Dạy tiếng anh tất cả các lớp 1-12, khu vực gần bến xe trung tâm Khoá học Phương pháp học hiệu quả + Rèn luyện tư duy Nguyễn thị Phương Dung - Gia sư các lớp (Đã có kinh nghiệm suốt 4 năm) Nguyễn Thị Bích Truyền - Dạy kèm tiếng anh cấp 1-2 Nguyễn Thị Thừa - Dạy kèm các em cấp Tiểu Học, các môn tự nhiên của cấp Trung Học. Nguyễn Đức Toàn-Dạy môn : Ngữ Văn cấp 2 hoặc Tiếng Anh 6,7,8 Khu vực dạy thuận lợi tại phường Hải Cảng hoặc các phường lân cận Hoàng Thị Ngọc Huệ - Dạy kèm anh văn cấp 2 & 3 - Qui nhơn Phạm Trúc - Gia sư môn Toán - Lý - Hóa cấp 2; Môn Hóa cấp 3 Nguyễn Thanh Liêm - Nhận dạy kèm Toán Lý Hóa cho các lớp Phạm Thị Luyến - Dạy các lớp 1,2,3,4,5. Khu Vực thành phố Quy Nhơn Lê Thị Mỹ Bình - Nhận dạy kèm môn ngữ văn cấp 2, 3 - Nhận dạy kèm học sinh tiểu học Văn Thị Thiên Nga - Dạy Anh văn  từ lớp 1-12 + Luyện nghe, nói cho người vừa bắt đầu học tiếng Anh Giáo viên (đã tốt nghiệp ĐH) - nhận kèm, rèn chữ, chuẩn bị bài vở cho hs từ lớp 1 đến lớp 7 Lưu thị Hoàng Ngâu - Nhận dạy kèm các lớp 1-2-3

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Cấu hình Facebook like box để sử dụng chức năng này
Người gửi Nội dung

Khai trí
  
Gửi lúc:
Hình oxy là một phần không thể thiếu trong đề thi tuyển sinh đại học,nó có đầy đủ các dạng và biến hoá theo ý đồ người ra đề làm cho chúng ta có thể thấy hơi mệt mỏi.Nhằm cho các bạn có một cách nhìn đầy đủ hơn mình xin giới thiệu phương pháp cần thiết và cách nhìn bài toán để có thể tìm ra hướng giải nhanh nhất.Các định nghĩa cơ bản đã có sẵn trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác rồi ,các bạn hãy nắm vững nhé,ở đây để không làm loãng ý tưởng mình sẽ không nêu lên nữa nhé.Thật tiếc là mình chưa thể vẽ hình để minh hoạ cho ý tưởng.Các bạn nên nắm kỹ phương pháp vì đa số đều sẽ áp dụng cho hình oxyz sau này!
I/ Cách viết Phương trình đường thẳng:
1/Cách 1 :Chỉ một điểm M(a,b) và một vec tơ pháp tuyến \vec{n}=(A,B) của đường thẳng
\Rightarrow{(d): A(x-a)+B(y-b)=0\Leftrightarrow{Ax+By+C=0
Lưu ý :Vecto pháp tuyến và vecto chỉ phương có thể chuyển đổi qua lại và các thể phóng to thu nhỏ được.
Ví dụ :\vec{n}=(2,3)\Rightarrow{\left[\vec{a}=(3,-2)\\\vec{a}=(-3,2)
\vec{a}=(1,3)\Rightarrow{\left[\vec{n}=(3,-1)\\\vec{n}=(-3,1)
\vec{n}=(5,10)=5(1,2) do đó ta nên chọn 1vtpt là (1,2) để viết cho đơn giản hơn.
2/Cách 2: Định dạng phương trình đường thẳng và sử dụng phương trình khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng này để giải tìm ra tham số còn thiếu của đường thẳng.
(d):Ax+By+C=0,M(a,b)\Rightarrow{d(M,d)=\frac{\|aA+  bB+C\|}{\sqrt{A^2+B^2}}
a)Biết 1vtpt của đường thẳng \vec{n}=(A,B)
Thường cho (d) song song hoặc vuông góc với một đường thẳng (\Delta) cho trước(song song thì chọnvtpt của (d) là vtpt của (\Delta),vuông góc thì chọn vtpt của (d) làvtcp của (\Delta))
\Rightarrow{(d) :Ax+By+C=0 (thiếuC)
Phương trình giải tìm C sẽ có dạng \|m\|=\|n\|\Leftrightarrow{\left[m=n\\n=-n
b)Biết đường thẳng đi qua điểm M(a,b)
Gọi 1vtpt là \vec{n}=(A,B) \ \ (A^2+B^2\neq0)
\Rightarrow{(d):A(x-a)+B(y-b)=0\Leftrightarrow{Ax+By-aA-bB=0
Lưu ý o tính chất phóng to thu nhỏ của vecto pháp tuyến nên mặc dù có hai ẩn là A,B nhưng ta chỉ cần một phương trình để giải,ta cần tìm ra mối liên hệ giữa A và B rồi chọn A hoặcB bất kỳ là được.
Phương trình giải tìm mối liên hệ giữa A,B:nhân \sqrt{A^2+B^2}qua vế kia rồi bình phương hai vế
Ví dụ : ta được phương trình :3A^2-2AB=0\Leftrightarrow{\left[A=0\\A=\frac{2B}{3}\Rightarrow{\left[(A,B)=(0,1)\\(A,B)=(2,3)
phương trình :3A^2-4AB+B^2=0\Leftrightarrow{3k^2-4k+1=0\ \ (k=\frac{A}{B})\Leftrightarrow{\left[k=1\\k=\frac{1}{3}\Leftrightarrow{\left[A=B\\A=\frac{1}{3}B\Rightarrow{\left[(A,B)=(1,1)\\\left[(A,B)=(1,3)
II/ Cách tìm toạ độ một điểm:Có thể kết hợp cùng lúc 3 ưu tiên dưới đây
a)Ưu tiên 1 : là giao điểm của hai đường đã biết hoặc có thể viết được
M=\left{(d_1)\\(d_2)\Rightarrow{Toạ độ M là nghiệm của hệ :\left{(d_1)\\(d_2) (Bấm máy là ra)
b) Ưu tiên 2: là giao điểm của đường thẳng (đường tròn) và đường tròn đã biết hoặc có thể viết được
Biết MIthìM sẽ nằm trên đường tròn tâm I bán kính MI
M=\left{(d)\\(C)\Rightarrow{Toạ độ M là nghiệm của hệ :\left{(d)\\(C) (rútx theo y hoặc y theo x từ (d) thế xuống (C))
c)Ưu tiên 3 :Đặt ẩn giải (n ẩn cần n phương trình để giải,sử dụng hết dữ liệu đề cho)
+Một điểm tự do M(a,b) sẽ có hai ẩn :cần hai phương trình để giải
+ M\in{(d)\Rightarrow{\left[M(a,f(a))\\M(f(a),a) chỉ có một ẩn và cần 1phương trình để giải
Lưu Ý :M có 1 ẩn và ẩn x hay ycũng được nhưng nên chọn sao cho dễ thương nhất
ví du: M\in{(d):2x-y+1=0\Rightarrow{M(a,2a+1)
M\in{(d):x-3y+1=0\Rightarrow{M(3a-1,a) không nên chọn M(a,\frac{a+1}{3}) xấu xí
Các phương trình thường sử dụng để giải ẩn:
tuỳ theo đề bài cho,nhớ phải sử dụng hết dữ liệu bài toán nhé,cẩn thận các phương trình giải bị trùng nhau,ta cứ tưởng đủ phương trình giải nhưng thật ra còn thiếu do chưa sử dụng hết dữ liệu!
1)Vuông góc :
+ AB \perp\ CD\Rightarrow{\vec{AB}.\vec{CD}=0 (1pt)
Lưu ý : nếu CD nằm trên (d) thì ta nên sử dụng phương trình :\vec{AB}.\vec{a_{(d)}}=0
+ Trực tâm Hlà giao điểm của hai đường cao,đưởng cao thứ 3 cũng qua H nhé
\left{\vec{AH}.\vec{BC}=0\\\vec{BH}.\vec{AC}=0\ \ (2pt)
Lưu Ý :các vecto trên nên thay thế bằng các vtcp của đường thẳng chứa nó!
2) Trọng tâm G,trung điểmM
Ở đây mình ký hiệu theo điểm cho dễ nhìn 
G=\frac{A+B+C}{3}=\frac{A+2M}{3} (2pt)
Lưu ý : Nếu ta rút ẩn của hai điểm (hai ẩn phải khác nhau)từ cùng môt phương trình đường thẳng thì khi giải phương trình trung điểm hay hệ phương trình hai vecto bằng nhau thì chỉ cần phương trình hoành độ thôi,phương trình tung độ sẽ tự động thoã mãn ,sử dụng cả hai sẽ bị trùng lặp!
Xem ví dụ sau:
Trích:
Trog mp Oxy cho tam giác ABC có A(-3,6), trực tâm H(2,1), trọng tâm G(4/3,7/3). Xđ tọa độ các đỉnh B, C?
+Đây là một bài toán khá đơn giản nhưng nếu ta không tỉnh táo lập tức sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn ngay.
+Mình kí hiệu bằng điểm cho gọn nha 
G=\frac{A+B+C}{3}=\frac{A+2M}{3}\Leftrightarrow{M=  \frac{3G-A}{2}
+Ở đây A,G,Mcố định do đó nếuM=\frac{B+C}{2} thì đương nhiện G sẽ là trọng tâm tam giác ABC,nếu ta áp dụng tiếp G=\frac{A+B+C}{3} hoặc bất cứ phương trình trung điểm nào khác thì sẽ bị trùng ngay.B,M,Ccùng thuộc một đường thẳng (mà ta rút ẩn) do đó nếu chuyển ẩn giải thì chỉ cần hoành độ thoã mãn điều kiện trung điểm là đủ ,tung độ tự nhiên sẽ thoã.
+ H chỉ nằm trên đường cao AH nên chưa thoã mãn lả trực tâm do đó ta phải épBHvuông góc AC(hoặc CHvuông góc AB) thì H mới là trực tâm được và phương trình giải ẩn nằm ở đây (không áp dụng điều kiện này sẽ không bao giờ ra do chưa thoã hết yêu cầu bài toán đặt ra)
Giải :
Dễ dàng tìm được M(\frac{7}{2},\frac{1}{2}),\ \  \vec{AH}=(5,-5)
(BC):\ \ x-y-3=0 B,C\in{(BC)\Rightarrow{B(a,a-3),C(b,b-3) \ \ (a\neq{b})
M là trung điểm BCvà BH vuông góc AC ta có hệ:
\left{a+b=7\\(a-2)(b+3)+(a-4)(b-9)=0\Leftrightarrow{\left{a+b=7\\ab-3(a+b)+15=0 \Leftrightarrow{\left{a+b=7\\ab=6\Leftrightarrow{\left{{\left[a=1\\b=6}\\{\left[a=6\\b=1
Vậy B(1,-2),C(6,3) hoặc B(6,3),C(1,-2)
3/Sử dụng phương trình diện tích S đề cho
Các công thức tính Sthường sử dụng :
S=\frac{1}{2} dcao.canhday
S=p.r=\frac{AB.BC.AC}{4R}(p là nữa chu vi,r:bk nội tiếp,R:ngoại tiếp)
S=\frac{1}{2}AB.AC.sinA= \frac{1}{2}AB.BC.sinB= \frac{1}{2}AC.BC.sinC(thường sử dụng trong bài toàn đường thẳng cắt đường tròn tại A,B:S_{AIB}=\frac{1}{2}R^2sin(AIB))
*Chọn một đỉnh bất kỳ của tam giác sẽ được 2 vecto
\vec{AB}=(a,b),\vec{AC}=(c,d)\Rightarrow{S_{ABC}= \frac{1}{2}\|ad-bc\|
Lưu ý :Nếu 1 trong 3 đỉnh có chứa ẩn thì ta nên chọn 1 trong 2 đỉnh không chứa ẩn để chẻ ra 2 vecto(nhằm giảm bớt biểu thức chứa ẩn)
4/Các hướng suy nghĩ khi gặp dữ liệu bài toán :
a)Đường trung tuyến :
-Dùng để làm đường thẳng giao với đường thẳng khác để tìm giao điểm nào đó(trọng tâm,trung điểm,đỉnh ứng với đường trung tuyến) 
-Dùng để rút ẩn của một điểm nào đó nằm trên đường trung tuyến
-Đường thẳng nào song song hay vuông góc với nó đếu có vtpt rồi
-Sử dụng phương trình trung điểm tương ứng
b)Đường cao :
-Dùng để làm đường thẳng giao với đường thẳng khác để tìm giao điểm nào đó(trực tâm,chân đường cao,đỉnh ứng với đường cao)
-Dùng để rút ẩn của một điểm nào đó nằm trên đường cao
- Đường thẳng nào song song hay vuông góc với nó đếu có vtpt rồi
-Sử dụng phương trình tích vô hướng bằng 0 cùa vtcp và vecto vuông góc với đường thẳng.
c)Đường trung trực :là tổng hợp của đường cao và đường trung tuyến.
d)Đường phân giác trong:
-Dùng để làm đường thẳng giao với đường thẳng khác để tìm giao điểm nào đó(chân đường phân giác,đỉnh ứng với đường phân giác)
-Dùng để rút ẩn của một điểm nào đó nằm trên đường phân giác
-Đường thẳng nào song song hay vuông góc với nó đếu có vtpt rồi
Tính chất quan trọng :Tìm một điểm bên cạnh này (cạnh này thường biếtvtpt rồi,chờ lấy điểm này là viết được cạnh ) đối xứng với điểm bên cạnh kia (điểm này có rồi) qua đường phân giác.
Giả sử lấy điểm M\in{(AB) đối xứng với N \in{(AC) qua đường phân giác trong(d) góc A
Ý tưởng :Trung điểmIcủa MN thuộc (d)\ \ ,\vec{MN}.\vec{a_{(d)}}=0
Ví dụ (d):x+3y+2=0,N(1,2)\Rightarrow{Toạ độ Mlà nghiệm cũa hệ :\left{\frac{x-1}{2}+3\frac{y-2}{2}+2=0\\3(x-1)-1(y-2)=0\Leftrightarrow{\left{x=\frac{3}{5}\\y=\frac{4}{5}\Rightarrow{M(\frac{3}{5},\frac{4}{5})
III.Tam giác :
-Trọng tâm G là giao 2 đường trung tuyến
-Trực tâm H là giao 2 đường cao
-Tâm I của đường tròn ngoại tiếp là giao 2 đường trung trực ,bán kính R=IA=IB=IC
-Tâm K của đường tròn nội tiếp là giao2 đường phân giác ,bán kính r=d(K,canh)
Cách viết phương trình đường phân giác trong góc A khi biết 3 đỉnh :
Gọi D là chân đường phân giáctrong (D\in{(BC)) ta có :\frac{\vec{BD}}{\vec{DC}}=\frac{AB}{AC}\Rightarrow{D
Tìm tâm K :\frac{\vec{AK}}{\vec{KD}}=\frac{AB}{BD}\Rightarrow{K
a/Tam giác cân:
-tam giác ABC cân tại A:\Leftrightarrow{AB=AC(ít sử dụng)
\vec{AI}.\vec{BC}=0 hay \vec{AI}.\vec{a_{(BC)}}=0(1pt) (thường sử dụng)
-Đường thẳng qua một điểm bất kỳ và song song với BC cũng tao thành một tam giác cân,sử dụng tính chất trung điểm tam giác cân mới để viết đường cao trong tam giác ABC(đa số sử dụng điều kiện này khi đề bài cho thêm một điểm nào đó) 
-Đường cao đỉnh cân cũng là đường trung tuyến,đường trung trực,đường phân giác
b/Tam giác vuông ví dụ tại A
- ta có : \vec{AB}.\vec{AC}=0 (1pt)
-Nếu có ptrinh (AB) thì (AC) có vtpt và ngược lại
-Trung điểm cạnh huyền chính là tâm đường tròn ngoại tiếp (3 diểm A,B,C sẽ nằm trên đường tròn này nếu ta viết được nó khi biết tâm và bán kính)
c/ vuông cân :là tổng hợp giữa vuông và cân
d/tam giác đều:sử dụng điều kiện của hai tam giác cân.tại 2 đỉnh cùng lúc (hoặc tam giác cân có cạnh bên bằng cạnh đáy,tuỳ đề bài cho mà ta linh hoạt sử dụng )

 

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Tự tạo website với Webmienphi.vn